Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới - Tập 1)
4.5
2489
Lượt xem
14
Đã bán
Chọn sản phẩm
644.000₫ 715.000₫
1 Tháng
  • 1 Tháng
  • 3 Tháng
  • 6 Tháng
  • 3 Năm
127.000₫
Thành tiền 644.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Y học
Người dịch:
Năm XB:
2021
Loại sách:
Sách giấy; Ebook;
Khổ sách:
19 x 27 (cm)
Số trang:
1677
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-66-5081-2
Mã ISBN Điện tử:
978-604-66-5578-7

Lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam đã được hình thành cùng với tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Bắt đầu bằng việc đi tìm thức ăn, tổ tiên chúng ra đã tiếp xúc với cỏ cây, hoa lá, chim muông, đất đá và thông qua việc sử dụng cây cỏ của dã thú và bản thân con nguời mà họ đã phát hiện được nhiều loại cây ăn được và nhiều loại cây quý để trị bệnh. Những kinh nghiệm tích lũy qua bao đời đấu tranh liên tục với thiên nhiên và bệnh hoạn đã góp phần giữ gìn sức khỏe và bảo vệ sự tồn tại của giống nói suốt 4000 năm lịch sử.

Các danh y từ lớp người thừa kế kinh nghiệm của ông cha, qua nhiều thời đại kế tiếp nhau đã đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn về phòng bệnh, chữa bệnh, về việc sử dụng nguồn dược liệu trong nước làm thuốc trị bệnh.

Với những công trình biên soạn lưu truyền cho đến ngày nay, Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông cùng với những danh y khác đã góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam làm rạng rỡ cho dân tộc Việt Nam qua nhiều thế hệ.

Cùng với những công trình biên soạn trên phạm vi toàn quốc hay của từng địa phương, từng chuyên đề, các nhà khoa học trong lĩnh vực này đã góp phần làm giàu tri thức của nhân dân ta về việc hiểu biết tài nguyên đất nước, và dĩ nhiên là thúc đẩy việc sử dụng cây cỏ phong phú của nước ta vào việc trị bệnh có hiệu quả, vừa thuận tiện, vừa rẻ tiền, phù hợp với hoàn cảnh sống của đông đảo đồng bào. Tuy nhiên tài liệu in ra không nhiều, lại chưa thể giới thiệu được đầy đủ những loài cây có thể sử dụng được mà mọi nguời có thể gặp ở địa phương này hoặc địa phương khác. Các nhà yêu thích thiên nhiên muốn có những công trình bằng tiếng Việt viết về cây cỏ làm thuốc của nước ta. Các cán bộ nghiên cứu về Thực vật và Tài nguyên thực vật muốn có một công trình cập nhật tập hợp được nhiều cây cỏ dùng làm thuốc, tiện lợi cho việc tra cứu, tìm tòi. Còn đông đảo đồng bào ra thích thú về việc thừa kế kinh nghiệm của ông cha và tiếp thu khoa học của nước ngoài lại muốn có những cuốn sách thuận tiện trong việc tìm hiểu cây thuốc, dễ dàng trong việc tiếp thu tri thức.

Trước tình hình đó, dù với hiểu biết còn hạn hẹp, chúng tôi cùng cố gắng tập hợp những tư liệu của những người đi trước đã công bố từ trước tới nay có liên quan đến cây thuốc của nước ta, kết hợp với những dẫn liệu mà chúng tôi đã thu thập được trong nhiều năm qua để biên soạn cuốn TỪ ĐIỂN CÂY THUỐC VIỆT NAM nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nhiều người yêu thích cây cỏ của nước ta.

Cuốn Từ điển này gồm có hai phần:

  • Phần Đại cương bao gồm các nội dung: Nhận biết cây cỏ, Tên gọi của cây cỏ, Phân loại cây cỏ, Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc trị bệnh bao gồm Tính năng của dược vật theo Y học cổ truyền. Các nhóm hoạt chất của cây, Các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc, Các tính chất trị bệnh của cây cỏ, Trồng và thu hái cây trồng, Bảo quản cây thuốc, Bào chế dược liệu, Các dạng thuốc thường dùng.
  • Phần Cây thuốc mọc hoang và trông ở Việt Nam, giới thiệu gần 3200 loài cây thuốc trong 3100 đề mục xếp theo vần tiếng Việt. Trong mỗi đề mục cây thuốc có những nội dung: Tên cây, Mô tả, Bộ phận dùng, Nơi sống và thu hái, Thành phần hóa học, Tính vị và tác dụng, Công dụng, Đơn thuốc đơn giản, Ghi chú.

Các dẫn liệu trích dẫn đều đã được sàng lọc lựa chọn cho phù hợp. Các hình vẽ được trích dẫn từ nhiều nguồn tư liệu; một số được vẽ bổ sung. Các hình màu và ảnh chụp cũng có xuất xứ từ các công trình đã được công bố ở trong nước và ngoài nước, nhiều hình ảnh mới được tác giả cùng các nhà nhiếp ảnh thực hiện.

Bình luận

Thủ tụcHành chính